Dù Lời Ðức Giê hô va phán như
vậy, nhưng vua Pha ra ôn vẫn không cho dân Y sơ ra ên ra đi.
Vì
vậy “Ðức
Giê-hô-va phán cùng Môi-se: Hãy truyền cho A-rôn rằng: Hãy cầm gậy giơ tay ra
trên rạch, trên sông và trên bàu, khiến ếch nhái tràn lên xứ Ê-díp-tô. A-rôn
giơ tay mình trên các sông rạch xứ Ê-díp-tô, ếch nhái bò lên lan khắp xứ.” (Xuất
Ê díp tô ký 8: 5-6).
Khi
chúng ta nghe nói “ếch nhái bò lên lan khắp xứ ” chúng ta chưa biết cảnh nầy ra
sao. Bây giờ xin Quý vị hãy tưởng tượng: “Chiều nay, khi dọn cơm lên, cả gia
đình gồm: cha, mẹ, con cái ngồi vào bàn ăn, bổng nhiên hàng trăm hàng ngàn ếch
nhái nhảy đầy cả vào chén cơm, tô canh,
dĩa cải xào, tộ cá kho và nhiều con nhảy bổ vào dĩa nước mấm, không làm sao
ngăn cản chúng được, và cũng không làm sao giết cho hết chúng được! Cố gắng ăn vài miếng cơm để đỡ đói cho xong
bữa cơm. Rồi sau đó đi rửa chén thì thấy toàn là ếch nhái trong bồn rửa chén
thì phải làm sao? Khổ biết bao nhiêu!"
Trong
hoàn cảnh nầy, vua phải nhờ các thuật sĩ đến cứu giúp. Các thuật sĩ cậy phù chú
của mình, họ có thể làm thêm ếch nhái (c.7). Nhưng không thể tiêu diệt được ếch nhái.
Nghĩa là họ không thể giúp gì được cho vua.
Chịu cảnh đầy ếch nhái khổ quá, vua mời
Môi se đến, và phán rằng: “Hãy cầu nguyện Ðức Giê-hô-va, để Ngài khiến
ếch nhái cách xa ta và dân sự ta; thì ta sẽ tha dân Hê-bơ-rơ đi tế Ðức
Giê-hô-va.” (Xuất Ê díp tô ký 8:8). Thưa Quý vị, rõ ràng vua biết Ðức Giê hô va có
quyền năng giải quyết khó khăn nầy cho vua. Nhưng tại sao vua không cầu nguyện
mà vua nhờ Môi se cầu nguyện? Tại vì Pha ra ôn tưởng Ðức Giê hô va là Ðức Chúa
Trời là của người Y sơ ra ên mà thôi. Sự thật thì Ðức Chúa Trời là của cả nhơn
loại. Vì Pha ra ôn cứng lòng, nên Ông đã và sẽ gặp nhiều tai hoạ. Tai hoạ lớn
nhất trong đời của Ông là Ông không biết Ðức Chúa Trời và không thờ phượng
Ngài.
Ngày
nay cũng có biết bao nhiêu người theo Ðạo nào đó thì nghĩ rằng Ðức Chúa Trời là
Ðức Chúa Trời của những người theo Ðạo Chúa chớ không phải là Ðức Chúa Trời của
họ. Chúng ta suy nghĩ những người theo Ðạo khác, có phải là những người được
Ðức Chúa Trời tạo dựng nên, ban cho họ nước uống, không khí để thở và giữ gìn
cho trái tim của họ còn có nhịp đập không? Ðúng. Vậy thì tất cả mọi người
trên đất đều là con của Chúa, nhưng tiếc thay họ không theo con đường của Chúa,
trái lại họ theo ý riêng “ai theo đường nấy” (Ê sai 53:6), cho nên họ mất phước và mất quyền
làm con của Ðức Chúa Trời.
Có vài tín hữu hỏi rằng: “Bạn tôi đã có
Ðạo khác rồi, tôi có nên nói Ðạo Chúa cho Bạn tôi nghe không?” Có chớ! Tại vì
họ theo Ðạo khác để học làm lành lánh dữ, là điều tốt, nhưng ở Ðạo khác không
có ai vô tội chết thay cho họ vì tội lỗi của họ, nên họ không được tha thứ và
không được cứu, linh hồn của họ sẽ về đâu khi họ qua đời? Cho nên mỗi con dân của Chúa đều có bổn phận
nói về Chúa cho những người chưa biết Chúa, dù họ có Ðạo khác, họ cũng cần phải
trở lại với Chúa để nhận được sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Jêsus. Nếu không, khi
họ phải ra mắt Ðấng Tạo Hóa, họ sẽ bị xử đoán vì tội lỗi của họ. (Xin xem Khải
thị 20: 11-15).
Khi vua Pha ra ôn lên tiếng nhờ Môi se
cầu nguyện cho Ông, Môi se tâu cùng vua rằng:
- “… chừng nào tôi phải vì bệ hạ, đầy tớ
cùng dân sự bệ hạ mà cầu khẩn Ðức Giê-hô-va, để trừ ếch nhái lìa khỏi bệ hạ và
cung điện, chỉ còn dưới sông mà thôi.” (Xuất 8:9).
- “Ðến ngày mai,” (Xuất 8:10). Vua đáp.
Kính mời Quý vị suy nghĩ:
a.- Tại sao Môi se lại hỏi vua định thì
giờ cho Môi se cầu nguyện? Tại vì Môi se
muốn cho Pha ra ôn thấy rõ rằng ngay lúc Ông cầu nguyện thì Ðức Chúa Trời sẽ
nhậm lời Ông. Môi se muốn cho vua biết rằng Ðức Chúa Trời lúc nào cũng hiện
diện và Ngài là Ðấng có quyền năng thực hiện được mọi sự.
b.- Thế còn tại sao Pha ra ôn không nhờ
Môi se cầu nguyện ngay mà để đến ngày mai? Tại vì Pha ra ôn không tin Ðức Giê
hô va có thể làm hết ếch nhái, cũng như các phù thủy của vua đã không thể làm hết ếch nhái. Ông nghĩ biết đâu
chiều nay những con ếch nhái sẽ tự nhiên rút đi hết. Như vậy khỏi phải thực thi
lời hứa cho dân Y sơ ra ên ra đi thờ phượng Ðức Giê hô va.
c.- Hơn nữa, vua sẽ cho loan tin cho
dân biết là ngày mai Môi se sẽ cầu nguyện cùng Ðức Giê hô va để cho hết ếch
nhái. Nếu Môi se cầu nguyện mà không hết ếch nhái thì Môi se sẽ bị mất uy tín.
Một tôi tớ Chúa bị mất uy tín thì Danh Chúa sẽ bị tổn thương.
Thưa Quý vị, ma quỷ luôn luôn muốn làm
cho tôi tớ của Chúa mất uy tín của để Danh Chúa bị hạ xuống. Cho nên ai thích
cãi vã trong Hội Thánh, hoặc cố tình làm mất uy tín vị Quản nhiệm, mất uy tín
Ban Chấp sự thì người đó nên suy nghĩ kẻo bị rơi vào ý muốn của ma quỷ.
Ðến ngày sau, Môi se cầu nguyện và “Ðức
Giê-hô-va làm y theo lời Môi-se; ếch nhái trong nhà, trong làng, ngoài đồng đều
chết hết.” (Xuất 8:13). Sau khi Môi se cầu nguyện, Đức Chúa Trời nhậm lời, dân Ê díp tô thấy
tất cả ếch nhái đều chết hết. Ðiều nầy
khiến cho dân vua và dân Ê díp tô nhận ra rằng đây là phép lạ của Ðức Giê hô
va.
Tại sao Ðức Chúa Trời không khiến cho
ếch nhái tràn xuống sông mà Ngài khiến cho chúng chết hết? Mùi hôi thúi của ếch nhái chết, khiến cho dân
khổ sở và họ sẽ nghĩ ra rằng sở dĩ họ bị như vậy là vì vua của họ nghịch lại
mạng lịnh của Ðức Chúa Trời.
Pha ra ôn có hứa rằng khi Ðức Giê hô va
cho tai vạ ếch nhái hết, thì vua sẽ cho phép dân Y sơ ra ên ra đi. Bây giờ nạn ếch nhái hết. Vua trở lại cứng lòng,
không giữ lời hứa.
Thưa Quý vị, một người không giữ lời
hứa có tốt hay không? Chắc chắn là không. Một người tốt phải là người có những
đặc tính: “Nhơn, nghĩa, lễ, trí và tín.” Thánh ca số 326 có lời hát như sau: “Trung, thành, tín, nghĩa, bầy tôi con hứa
nguyện vuông tròn, nhờ ơn Vua Thánh giúp chúng con vẹn lòng son.” Ngoài xã
hội, các con dân của Chúa phải giữ chữ tín với mọi người. Trong Hội Thánh các
con dân của Chúa cần phải giữ chữ tín với nhau.
Thế còn đối với Chúa, con dân của Chúa cần giữ chữ tín với Ngài không? Những khi cần Chúa giúp đỡ, chúng ta cầu
nguyện và đã hứa nguyện với Chúa những điều gì, chúng ta còn nhớ không?
Khi
hầu việc Chúa ở Brisbane, với tư cách đại diện Hội Thánh Tin Lành, tôi có bảo
lãnh một con cái Chúa từ trại Tị nạn. Anh nầy hứa rằng khi được định cư tại Úc,
anh sẽ dâng 1/10 cho Chúa. Khi qua được Úc, anh nói đợi vài tháng sau có việc
làm anh sẽ dâng tiền cho Chúa. Nhưng vài tháng sau, anh có quen với một cô gái
không có Ðạo, anh rất sợ gia đình bên đó biết anh có Ðạo Tin Lành. Từ đó anh
không đi nhà thờ nữa. Ðời sống không thực hiện lời hứa với Chúa không có phước.
Kinh Thánh dạy: "Thà đừng khấn hứa,
hơn là khấn hứa mà lại không trả." (Truyền đạo
5:5).
Vua cứng lòng, không giữ lời hứa với
Chúa. Chúng ta còn nhớ trước đây, trong đoạn 4 và đoạn 7, Ðức Chúa Trời có phán với Môi se rằng: “Ta sẽ làm cho Pha-ra-ôn cứng
lòng.” (Xuất Ê díp tô ký 4:21; 7:3).
Chúng ta dễ có
thắc mắc tại sao Ðức Chúa Trời làm cứng lòng Pha ra ôn. Có phải như vậy
Ðức Chúa Trời bất công với Pha ra ôn không?
Không! Chỉ tại tấm lòng của Pha ra ôn đáp lại cách vô tín đối với những
việc bởi tay Ðức Chúa Trời làm ra. Người ta nhận thấy rằng khi trời nắng đến
thì tảng nước đá tan, nhưng những mảnh đất sét thì cứng lại. Ngày xưa, khi cơn nước lụt
đến, thì Ông Nô ê và gia đình Ông được sự
cứu rỗi của Ðức Chúa Trời; còn những người vô tín đã bị sự tiêu diệt
cũng bởi cơn nước lụt đó.
Ðứng trước những phép lạ của Ðức Chúa Trời,
Môi se và A-rôn vô càng lúc càng thêm kính sợ Chúa; ngược lại cũng với những
phép lạ đó vua Pha ra ôn càng lúc càng cứng lòng. Ðó là tại vì bản chất cứng
lòng trong con người của vua. Chúng ta biết rằng khi làm một việc gì, Ðức Chúa
Trời có chương ý định của Ngài. Trong việc làm lúc đó, Ðức Chúa Trời đang làm
việc giữa dân Y sơ ra ên, dân Ai cập và vua Pha ra ôn.
Vì bản chất cứng lòng, Pha ra ôn đã từng nói: “Giê-hô-va là ai mà trẫm phải
vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết;
cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa.” (Xuất Ê díp tô ký 5:2). Lời nói của Pha
ra ôn hết sức vô lễ với Ðấng Tạo Hóa của Ông. Kinh Thánh cho biết rằng: "Ðức Giê-hô-va vốn
chậm nóng giận và đầy ơn; hay xá điều gian ác và tội lỗi; nhưng không kể kẻ có tội là vô tội." (Dân số ký 14:18). Bên cạnh
Ông vua vô lễ với Ðức Chúa Trời thì là một dân tộc Ê díp tô tôn thờ hình tượng
và tà thần. Các nhà giải kinh cho rằng dân Ê díp tô tôn thờ hơn 80 vị thần của
họ.
Ðức Chúa Trời ban hành
những tại vạ, chúng ta học được những điều quý báu là:
- Ðể cho Pha ra ôn cuối cùng phải đầu phục
Chúa, đồng ý cho dân Y sơ ra ên ra đi. Ngài gọi Môi se và A rôn đến gắp rút lúc ban đêm mà nói rằng: "Hai ngươi và dân Y-sơ-ra-ên hãy chờ dậy, ra khỏi giữa
vòng dân ta mà đi hầu việc Ðức Giê-hô-va, như các ngươi đã nói." (Xuất Ê díp tô ký 12:31).
- Ðể
cho dân Ê díp tô biết rằng các thần của họ chỉ là hư không và bất lực khi tai vạ của Ðức Chúa Trời gởi đến,
các thần của họ không có quyền năng gì để giải cứu họ được.
- Ðể
Môi se có thể nói với dân Y sơ ra ên biết rằng: "Ðức Giê Hô va đã dùng tay
quyền năng rút chúng ta ra khỏi xứ Ê díp tô là nhà nô lệ." (Xuất
Ê díp tô ký 13:14).
- Bài học chúng ta hôm nay không thể quên được
đó là Ðức Chúa Trời thi hành mọi phương cách để bảo tồn dân thánh của Ngài là Y
sơ ra ên hầu cho bởi dân nầy, Ðức Chúa Trời sai con Ðộc sanh của Ngài là Chúa Cứu
Thế Giê su đến thế gian cứu nhân loại tội lỗi, trong đó có quý vị và tôi. Như chính Đức Chúa Giê su đã phán rằng: "sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến." (Giăng 4:22).
Thưa
Quý vị, Ðức Chúa Trời là Chân Thần, bất cứ việc nào, Ngài cũng thực hiện vì
tình yêu và sự nhơn từ. Do đó nếu gặp khó khăn nào, chúng ta đừng cứng lòng như Pha ra ôn. Trái lại chúng ta nên tuân theo lời Kinh
Thánh đã dạy rằng: “Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng.” (Hê bơ rơ 3:15). Amen.
Mục sư Trần
Hữu Thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét