026 - GIÔ NA BỊ BÃO (Giô na 1:1-7).

Mời Quý vị nghe bài giảng nầy ở link: http://www.vietchristian.com/sermon/result.asp?qt=aid&qv=9&fmt=undefined&sort=0&pid=2

  
Kinh Thánh - Sách Giô na 1:1-7.
1 Có lời Ðức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: 2 Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta. 3 Nhưng Giô-na chổi dậy đặng trốn qua Ta-rê-si, để lánh khỏi mặt Ðức Giê-hô-va. Người xuống đến Gia-phô, gặp một chiếc tàu đi qua Ta-rê-si. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Ta-rê-si với họ, để khỏi mặt Ðức Giê-hô-va. 4 Nhưng Ðức Giê-hô-va khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ. 5 Những thủy thủ đều sợ hãi, ai nầy kêu cầu thần của mình. Ðoạn, họ quăng những đồ đạc trong tàu xuống biển, để cho nhẹ tàu. Giô-na đã xuống dưới lòng tàu, nằm và ngủ mê. 6 Chủ tàu bèn đến gần người và bảo rằng: Hỡi người ngủ kia, làm sao vậy? Khá chờ dậy! Hãy kêu cầu Ðức Chúa Trời ngươi. Có lẽ Ðức Chúa Trời sẽ tưởng đến chúng ta, thì chúng ta khỏi chết. 7 Kế đó, chúng nói cùng nhau rằng: Hãy đến, chúng ta hãy bắt thăm, để cho biết tai vạ nầy đến cho chúng ta là vì cớ ai. Vậy họ bắt thăm, và thăm trúng nhằm Giô-na.
 
GIÔ NA BỊ BÃO
              Ðức Chúa Trời phán bảo Tiên tri Giô na đi đến thành Ni ni ve để rao giảng Lời Chúa. Nhưng Giô na quyết định trốn khỏi mặt Ðức Giê hô va. Giô na xuống bến Gia phô, xuống tàu đi Ta rê si. “Ðức Giê-hô-va khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn.” (Giô na 1:4).
              Câu nầy có nghĩa là Ðức Chúa Trời bảo gió lớn thổi mạnh lên, nước biển nổi sóng cao lên, đập mạnh vào chiếc tàu, thì sóng gió vâng lịnh Ngài. Nói về sự vâng lịnh Chúa, chúng ta còn nhớ khi học Sáng thế ký, Ðức Chúa Trời phán bảo đất rằng: “Ðất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.” (Sáng thế ký 1:11). Chúa sai chim cút, thì chúng bay lên phủ trên trại quân” y sơ ra ên (Xuất Ê díp tô ký 16:13). Ðức Chúa Giê su khiến đoàn cá, thì chúng lội vào lưới, Phi e rơ “được nhiều cá đến nỗi không hể kéo lên nữa.” (Giăng 21:6). Gặp cơn bão giữa biển, Ðức Chúa Giê su quở gió và phán cùng biển rằng: "Hãy êm đi, lặng đi! Gió liền dứt và đều yên lặng như tờ." (Mác 4:39). Rồi trong tương lai, về trái đất nầy, Đức Chúa Trời sẽ phán cùng lửa rằng hãy ốt nó đi" (2 Phi e rơ 3:7b), lửa sẽ vâng lời NgàiBa Ngôi Ðức Chúa Trời là Ðấng Toàn năng. Mọi tạo vật là của Ngài, Ngài có quyền sai khiến và chúng đều phải vâng phục Ngài.
              Nghĩa là: cỏ, hạt giống, sóng, gió, lửa, biển, loài cá, loài chim .... hết thảy đều biết vâng phục Ðức Chúa Trời, nhưng tiếc thay, loài người lại nhiều khi không chịu vâng phục Ngài. Chúa bảo: Ðừng ăn trái “cây biết điều thiện đều ác,” (Sáng thế ký 2:17), thì loài người đã ăn. Chúa bảo: “Hãy ở với nhau cách nhơn từ.” (Êphêsô 4:32), thì rất nhiều người ở với nhau cách tàn ác. Chúa bảo hãy tha thứ nhau, như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em.” (Ê phê sô 4:32) thì nhiều người lại cứ hờn giận nhau
              Có chuyện vui kể rằng có đứa bé kia giận, xáp lại đánh em nó. Bà mẹ thấy vậy can nó ra. Bà bảo: thôi đi con, tha thứ cho em của con đi. Nó không chịu cđòi đánh em. Bà nói: Chúa dạy con hãy tha thứ, mà con không chịu cđòi đánh em hoài, nếu tối nay Chúa Giê su tái lâm, con trả lời sao với Chúa? Nó nói: "Thôi được, bây giờ con tha cho nó. Nếu tối nay Chúa không tái lâm, ngày mai nó biết tay con!" Vậy là chưa tha th.
              Loài người chúng ta như vậy, nhưng cảm tơn Đức Chúa Trời, Ngài không tiêu diệt chúng ta, trái lại, Ngài vẫn yêu thương chúng ta. Ngài “tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (Rô ma 5:8). Qua sự chết chuộc tội của Ðức Chúa Giê-xu, tội nhơn tin nhận Ngài, được tha thứ và được “hòa thuận với Ðức Chúa Trời." (Ê phê sô 2:16).
              Ðôi khi Ngài có sửa trị chúng ta, nhưng rồi Ngài lại êm dịu phán rằng: “Ta đã bỏ ngươi trong một lát; nhưng ta sẽ lấy lòng thương xót cả thể mà thâu ngươi lại.” (Ê sai 54:7). Ô, cảm tạ ơn Chúa, về sự nhơn từ của Ngài. Dù chúng ta không xứng đáng, nhưng Ngài không nỡ bỏ chúng ta. Sự nhơn từ của Chúa quá lớn đối với mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta hãy cảm tạ ơn Chúa và cầu xin Ngài cho chúng ta có đời sống tốt hơn để đẹp lòng Ngài.
              Thưa Quý vị, chiếc tàu đang đi bình an, Giô na đang ở dưới lòng tàu, ngủ ngon giấc, thì Ðức Chúa Trời sai cơn bão đến. Ðể chi vậy? Đqua cơn bão nầy Chúa phán cùng Giô na rằng: “Giô na ơi, Ta sai ngươi đi Ni ni ve, mà ngươi đi Tarêsi, trái ý Ta rồi. Hãy trở lại đi!”  Trước đây, khi Ðức Chúa Trời phán bảo Giô na rằng: “Ngươi.... hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Ta,” (Giô na 1:2). Lời phán của Chúa cho Giô na đâu có bão tố gì đâu. Tại sao bây giờ Chúa lại dùng đến bão tố để phán với Ông? Tại vì Giô na không chịu tuân theo lời êm dịu của Chúa, nên bây giờ Ðức Chúa Trời dùng giông tố để phán bảo Ông.
              Thưa Quý vị, ngày nay Chúa Thánh Linh dạy mỗi chúng ta bằng Lời êm dịu nhỏ nhẹ qua lời Kinh Thánh, nhưng nếu chúng ta không chịu tuân theo, có thể Ðức Chúa Trời sẽ dùng đến những cơn giông bão trong đời, để dạy dỗ chúng ta. Chúng ta nên tuân theo Lời dạy của Chúa thì bình an hơn là chờ đợi những cơn bão của Ngài sai đến. Chúng ta nên chọn đàng nào?
              Lúc đó “... trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ.” (Giôna 1:4). Ðọc câu Kinh thánh ny chúng ta thấy chiếc tàu đang bị một cơn bão dữ dội. Tất cả mọi người trên tàu, trừ Giô na, đều sợ hãi. Họ sợ rằng:
Lỡ ra ngọn sóng vô tình,
Ðập tàu tan vỡ, thân mình ra sao?
          Xin mời quý vsuy nghĩ: lúc đó Chúa sai trận bão đến với chiếc tàu, rồi Ngài bỏ mặc cho trận bão muốn làm gì thì làm, phải vậy không?
              Xin mời Quý vị học chữ “hầu vỡ” trong câu Kinh Thánh nầy. Hầu vỡ là gì? Là gần vỡ. Nhưng không vỡ. Tại sao không vỡ? Tại vì giông gió không đủ mạnh để làm cho chiếc tàu vỡ. Tại sao gió không đủ mạnh? Có lẽ có mấy hành khách trên tàu đoán mò là: may mắn quá, nếu gió mạnh hơn chút nữa thì tàu đã tan vỡ và chìm, mình chết cả đám! Nhưng tại họ không biết, chớ thật ra là Ðức Chúa Trời đã định “giới hạn” cho cơn bão. Cơn bão chđược phép làm cho “chiếc tàu hầu vỡ” chớ không được phép làm cho chiếc tàu tan vỡ. Có ai trên tàu lo rằng: Lỡ ra ngọn sóng vô tình! Nhưng ngọn sóng không thể vô tình được! Vì Ðức Chúa Trời đang kiểm soát từng ngọn sóng. Ngài biết rõ sức chịu đựng của từng miếng ván đóng tàu. Sách Gióp dạy chúng ta biết rằng Ðức Chúa Trời của chúng ta là Ðấng Toàn năng, biển dù mạnh, sóng dù cao, nhưng Ngài có quyền định giới hạn cho nó... mà rằng: "Mầy đến đây, chớ không đi xa nữa... mầy phải dừng lại tại đây!” (Gióp 38:10-11). Biển phải tuân lịnh Ngài.
              Ngay cả Sa tan được phép phá rối Gióp, nhưng Ðức Chúa Trời định giới hạn cho nó là không được đụng đến “mạng sống của Gióp.” (Gióp 2:6). Nó phải vâng lời Ngài.
              Thưa Quý vị, sống trên đất, nhiều khi chúng ta phải đối diện với những khó khăn, đôi khi chúng ta kinh hoàng nghĩ rằng việc nầy xảy ra thì chết rồi, tuyệt vọng rồi! Chúng ta than van, sầu thảm. Không nên như vậy, hãy tin cậy vào lời Chúa dạy: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.” (1 Phi e rơ 5:7).
              Xin nhớ rằng quý vđã thuộc về Chúa thì Ngài “cứ yêu cho đến cuối cùng.” (Giăng 13:1). Ngài “cứ yêu cho đến cuối cùng” còn chúng ta có yêu Chúa đến cuối cùng cuộc đời chúng ta không?
              Tất cả thủy thủ và chủ tàu đều sợ hãi cơn bão. Nhưng họ lấy làm l tại sao Ông Giô na bình tỉnh và ngủ yên giấc? Họ bàn với nhau rằng: “Chúng ta hãy bắt thăm, để cho biết tai vạ nầy đến cho chúng ta là vì cớ ai. Vậy họ bắt thăm, và thăm trúng nhằm Giô-na.” (Giô na 1:7).
              Thưa Quý vị, Giô na có tội với Chúa. Ông giấu mọi người, không ai biết cả. Nhưng bây giờ thì mọi người đều biết hết. Tại sao vậy? Tại vì Ðức Chúa Trời khiến cho mọi người biết rằng "tai vạ nầy đến cho họ là vì cớ Giô na." Giô na không thể che giấu được nữa.
              Học tới đây mỗi chúng ta phải run sợ trước mặt Ðức Chúa Trời Toàn năng. Vì Chúa có quyền làm thành Lời Ngài dạy rằng: “Chẳng có sự gì giấu mà không phải lộ ra, chẳng có sự gì kín mà không được biết.” (Lu ca 12:2). Cho nên tốt hơn hết là nhờ ơn Chúa, chúng ta cẩn thận, đừng làm điều xấu, đừng phạm tội với Chúa, vì trước sau gì rồi cái điều xấu của mình cũng sẽ bị lộ ra. Khi Chúa cho phép nó bị lộ ra thì chúng ta không làm sao giấu được nữa, như trường hợp của Giô-Na vậy. Có một bí quyết để tránh làm những việc xấu là: “Anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm.” (1 Cô rinh tô 10:31).
              Ðối với mọi người bão tố là thiên tai. Nhưng Giô na không những gặp thiên tai mà còn là tai nạn. Vì Giô na đã trúng thăm. Lá thăm tố cáo Ông là nguyên nhân gây nguy hiểm cho chuyến tàu. Giô na là con của Chúa, Chúa có thương Giô na hay không mà tại sao Chúa để cho Giô na vào con đường cùng như vậy? Bây giờ  Giô na nên chối bỏ Chúa, hay nên yêu kính Ngài?
              Kinh Thánh dạy rằng: “...Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt.” (Hêb 12: 6). Bây giờ nếu có hai điều nầy xảy ra, là:
           (1) Ðức Chúa Trời phán rằng: “Giô na là con cái của Ta, Ta sai Giô na đi Ni ni ve, Giô na trốn đi Ta rê si. Thôi, Ta cứ để cho Giô na tự do muốn làm gì thì làm.”(Hoặc là)
           (2) Ðức Chúa Trời phán rằng: “Nay Ta sai Giô na đi Ni ni ve, Giô na trốn đi Ta rê si. Ta thương Giô na, không muốn cho Giô na b lạc mất trong ý riêng của nó. Ta sai trận bão để kéo Giô na trở lại trong vòng tay yêu thương của Ta.”
              Hai cách trên, chúng ta thấy cách nào thì có phước cho Giô na? Thưa Quý vị, Ðức Chúa Trời luôn luôn muốn huấn luyện chúng ta càng trưởng thành hơn trong Chúa, để chúng ta nên bền đỗ theo Chúa, để chúng ta sẽ hưởng phước hạnh đời đời ở của Chúa. Biết ý Chúa như vậy, cho nên nếu gặp những hoạn nạn, đớn đau, chúng ta nên ngồi lại cầu xin Chúa bày t cho mình biết qua hoạn nạn nầy Chúa muốn dạy chúng ta bài học gì. Xin nh “Các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, … nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy.” (Hê bơ rơ 12:11).
              Lời Chúa dạy rằng: “Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Ðức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt?” (Hê bơ rơ 12:7). Nhờ Chúa sửa phạt mà Giô na được phước.
              Cho nên dù ở trong hoàn cảnh nào, cầu xin Chúa cho mỗi chúng ta bền vững trong Chúa, vẫn là con của Chúa, thuộc về Ngài. Xin nhớ rằng Đức Chúa Trời vẫn đang yêu thương mỗi chúng ta. 
             Cầu xin Chúa ban phước cho quý độc giả. A-men.
Mục sư Trần Hữu Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét