Giô sép bị các anh
mình bán cho đoàn người Ích ma ên để lấy 20 miếng bạc. Ðoàn người Ích-ma-ên đem
Giô sép qua Ai cập và họ bán Giô sép làm nô lệ cho Phô ti pha là một quan cận
vệ của vua Pha ra ôn.
Vào thời đó quốc
gia Ai cập rất văn minh và hùng mạnh. Họ đã nghiên cứu mặt trời và tính được
một năm là 365 ¼ ngày, sự tính toán nầy đúng và được xử dụng cho đến ngày nay.
Họ sống phần nhiều vào nghề nông, và rất thịnh vượng, nhờ có con sông cái rất
lớn và màu mỡ là con sông Nil. Người Ai cập thích những công trình xây cất to
lớn để chôn cất các vua Pha ra ôn của họ khi qua đời. Họ đã xây những
Kim tự tháp từ thời xa xưa mà vẫn còn cho đến ngày nay và được kể là Kỳ quan
của thế giới. Ðể xây những Kim tự tháp nầy họ dùng những khối đá lớn, có khi
lên đến khoảng 15 tấn.
Người Ai cập thời đó rất mê tín, thờ
rất nhiều hình tượng. Họ đã thờ khoảng 2000 vị thần. Một số Vua Pha ra ôn cũng
được họ tôn thờ như những vị thần.
Vào thời đó, người nô lệ chỉ ngang
hàng với con thú vật trong nhà. Người chủ bắt làm cực khổ bao nhiêu cũng được
và giết chết lúc nào cũng được. Vậy thì hoàn cảnh của Giô sép là hoàn cảnh của một tên nô lệ thật
là khốn khổ. Nhưng Giô sép không hề than thở buồn rầu. Giô sép đã sống như một
cuộc đời đáng sống.
Khi người chủ ra lịnh, đi gánh nước,
thì Giô-sép đi gánh nước. Chủ bảo đi bửa củi thì Giô sép đi bửa củi. Có thể Giô
sép phải đi chăn mấy con chiên, tối dẫn vào chuồng, dọn dẹp trước sân sạch sẽ
và trong nhà cũng phải dọn dẹp tươm tất ngăn nắp. Nhưng nếu không vừa ý chủ,
Giô sép có thể bị đánh đòn và bỏ đói, kể cả có thể bị giết. Cuộc đời Giô sép quá khổ và quá nhục!
Bây giờ người ta thấy Giô sép suốt
ngày làm lụng cực khổ, ăn uống thiếu thốn, quần áo rách rưới, tối lại ra gốc
cây cầu nguyện với Chúa. Còn Ông Bà chủ của Giô sép thì ăn uống cao lương mỹ
vị, mặc quần áo bảnh bao. Tối đến đốt nhang khấn vái nơi bàn thờ hình tượng của
họ.
Một đàng thờ Chúa thì làm đầy tớ cực
khổ bữa đói bữa no; một đàng thờ hình tượng thì làm chủ, thảnh thơi, đời sống
dư thừa. Ðiều nầy chúng ta rất dễ gặp những người chưa biết Chúa hỏi chúng ta
rằng: Tại sao? Tại sao?
- Chúa thương con dân
của Chúa, sao mà có chuyện xảy ra như vậy?
- Chúa có thương
thiệt không?
- Chúa có quyền ban
phước cho con cái của Ngài không?
- Quý vị trả lời sao?
Câu trả lời là Ðức
Chúa Trời có cách điều khiển mọi hoàn cảnh khác hơn ý nghĩ của chúng ta. Chúa
phán: “Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng
các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao
hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao
hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” (Ê
sai 55: 8-9).
Có lẽ có người đến bảo
Giô sép rằng: “Thôi bỏ Chúa đi, thờ hình tượng khá hơn. Cầu nguyện Chúa làm
chi. Nếu Chúa có ban phước thì cậu đâu đến nỗi nầy!” Nói như vậy rất sai vì Ðức
Chúa Trời có đường lối tốt cho Giô sép. Ngài đang rèn luyện Giô sép trở thành
một Thủ Tướng giỏi cho cả thế giới lúc đó được nhờ, mà mọi người không biết.
Chính Giô sép cũng không biết, nhưng cám ơn Chúa, Giô sép sẵn sàng tin Chúa và vâng phục Chúa
trong mọi hoàn cảnh.
Còn chúng ta ngày
nay thì sao? "Chúng ta là con cái,
thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Ðức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Ðấng
Christ"
(Rô-ma 8:17). Chúng tra bây giờ được Ðức Chúa Trời đang
huấn luyện để trở nên xứng đáng “đồng trị với Ngài” trên thiên quốc.
(2 Ti mô thê 2: 12).
Thưa Quý vị, Ðức Chúa Trời đang có
chương trình tốt cho Quý vị. Khi
theo Chúa, chúng ta phải,
- tin rằng
Ðức Chúa Trời có chương
trình tốt đẹp cho chúng ta, mặc dù bây giờ chúng ta không thấy, nhưng rồi sau
nầy nhìn lại chúng ta sẽ thấy.
- thuận phục ý của Chúa, Chúa cho hoàn
cảnh chúng ta thể nào, chúng ta hưởng như vậy, không so sánh với người khác rồi
phiền trách Chúa. Có người nói nhà kia gian ác, sao họ có đời sống tốt hơn
tôi? Xin nhớ Lời Chúa dạy rằng: “Chớ
phân bì với kẻ hung dữ, Cũng đừng chọn lối nào của hắn” (Châm
ngôn 3:31). Vì; “…đường kẻ ác rồi bị diệt vong.”
(Thi thiên 1:6).
Những ngày Giô sép
làm nô lệ trong nhà Phô ti pha, dù khổ nhọc, nhưng Ðức Chúa Trời ban phước cho
gia đình Phô ti pha thật nhiều và được Kinh Thánh ghi là: “Giô-sép ở trong
nhà chủ mình, là người Ê-díp-tô, được Ðức Giê-hô-va phù hộ, nên thạnh lợi
luôn.” (Sáng thế ký 39: 2-3). Ðiều nầy khiến
chúng ta nhớ lại Gia cốp khi Ông ở trong nhà của La-ban. Dù La-ban không tin
Chúa, nhưng Ông phải nói với Gia cốp rằng: "Rõ ràng Ðức Giê-hô-va đã vì cháu mà ban phước cho cậu." (Sáng thế ký 30:27). Ðời sống của
chính chúng ta thì sao, chúng ta có giúp ai biết Chúa không và qua đời sống của
chúng ta, người ta có nhận biết rằng Ðức Chúa Trời là Ðấng ban phước không?
Tại sao Giô sép ở trong nhà chủ thì chủ được phước? Tại vì Ðức Chúa Trời
là Ðáng Thành tín. Ngài luôn luôn nhớ lời hứa của Ngài đối với Áp ra ham là tổ
phụ của Giô sép rằng: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ….. và
các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.” (Sáng thế ký 12: 2-3). Lời
hứa nầy đang được ứng nghiệm cho Giô sép và gia đình Phô ti pha.
Giô sép là một người tôi mọi trong nhà Phô ti pha. Chủ bảo gì làm đó,
cho ăn gì ăn đó, cho mặc gì mặc đó. Kể từ ngày vào nhà của chủ, chủ bảo nuôi
heo thì heo mập mạnh, bán có lời. Chủ bảo nuôi gà thì bầy gà càng ngày càng
đông, đẻ nhiều trứng. Chủ bảo làm ruộng thì ruộng trúng mùa thu hoạch nhiều. Chủ
bảo trồng cây thì cây nào cũng tốt. Xung
quanh hàng xóm hay bị bịnh hoạn, nhưng kể từ ngày có Giô sép vào nhà Phô ti pha
thì mọi người đều khỏe mạnh. Nghĩa là mọi phước hạnh đổ vào nhà của Phô ti pha.
Mọi người trong nhà đều vui. Nhưng xin Quý vị suy nghĩ:
- Tại sao Ông chủ biết “Ðức
Giê-hô-va phù hộ chàng?” (Sáng thế ký 39: 2-3), rồi giao hết
công việc cho chàng?
- Tại vì đời sống
của Giô sép ở với chủ nhiều ngày, nhiều tháng, luôn luôn bày tỏ cho mọi người
biết mình là con của Chúa, có Ðức Chúa Trời ở cùng, cho nên người ta biết Ðức
Chúa Trời đang ban phước cho Giô sép và chủ của Giô sép cũng được dự phần hưởng
phước của Chúa.
Thưa Quý vị, đời
sống theo Chúa của chúng ta phải bắt chước Giô sép là luôn luôn bày tỏ mình là
con cái của Chúa để nhiều người xung quanh biết Chúa là Ðấng tốt lành không?
Có chuyện người kể
một người nói với một tín hữu rằng:
- Chúa Jêsus của anh
khó khăn quá!
- Ủa, sao anh nói
vậy?
- Tại vì anh nói Chúa
ở trong anh mà anh thì quá khó khăn!
Trong khi Ðức Chúa Trời ban phước
nhiều cho Giô sép và gia đình Phô ti pha, thì vợ của chủ Phô ti pha lại để ý
Giô sép và dụ dỗ Giô sép. Vợ của
Phô ti pha bảo Giô sép đến nằm cùng bà. Ðây là sự cám dỗ của bà chủ đối với
chàng tôi mọi Giô sép tuổi còn trẻ. Có hai hướng Giô sép có thể suy nghĩ:
- Chìu Bà chủ để được lòng bà chủ, nhưng không đẹp lòng Ðức Chúa Trời..
- Không chìu bà chủ, không đẹp lòng bà chủ, nhưng được lòng Ðức Chúa Trời.
Nghĩ như vậy Giô
sép quyết định tìm kiếm con đường đẹp lòng Ðức Chúa Trời quý hơn là được lòng
bà chủ. Vì chàng biết rằng, nếu đi nằm với bà chủ thì không những chỉ phạm tội
với ông chủ mà còn phạm tội với Ðức Chúa Trời nữa. Giô sép nói: “Thế nào tôi dám làm điều đại
ác dường ấy, mà phạm tội cùng Ðức Chúa Trời sao?” (Sáng thế ký
39:9). Thông thường chúng ta làm điều gì sai quấy với ai, chúng ta tưởng mình
chỉ có lỗi với người đó, nhưng thật ra chúng ta đã có tội với Ðức Chúa Trời.
Quý vị còn nhớ Cậu Ba "con trai
hoang đàng" khi tỉnh ngộ trở về cùng cha, chàng thưa rằng: “Cha
ơi, con đã đặng tội với Trời và với cha…”(Lu-ca 15:18). Cho nên nếu ai mắng vợ hoặc
chồng mình, thì người đó đã phạm tội với Chúa.
Thưa Quý vị, các thanh niên thời năm
1960 thường nói cho vui với nhau là “cuộc
đời nguy hiểm bốn chữ T.” Nghĩa là đời sống chúng ta cẩn thận với bốn chữ: “Tình, Tiền, Tự Tử.” Nếu ai đó
lụy vì tình, hoặc lụy vì tiền, và tự tử thì tiêu tan cuộc đời! Cho nên mỗi
chúng ta phải cẩn thận. Nếu Giô sép nghe lời cám dỗ, nghĩa là Giô sép lấy vợ
của Phô ti pha thì cuộc đời cậu Giô sép ra sao? Chắc chắn là sẽ tệ lắm.
Bà nầy cứ đeo đuổi Giô sép mãi, nhưng chàng không chìu theo ý của bà. Ngày kia bà ra tay. Trong lúc mọi người đi vắng, bà ta nắm áo chàng và bảo chàng đến nằm cùng bà.
Bà nầy cứ đeo đuổi Giô sép mãi, nhưng chàng không chìu theo ý của bà. Ngày kia bà ra tay. Trong lúc mọi người đi vắng, bà ta nắm áo chàng và bảo chàng đến nằm cùng bà.
Nếu gặp trường hợp nầy các Bạn Thanh
niên tính sao?
Theo sách vở, có 36 kế thì: “Tẩu vi thượng sách.” Nghĩa là chạy là
hay hơn cả. Cho nên Giô sép đã chạy. Bà nắm áo kéo lại, Giô sép đã tuột bỏ áo,
chạy. Thanh niên thường rất gan dạ, rất
khó mà chịu thua trước nghịch cảnh. Nhưng trong trường hợp nầy các thanh niên
nên bỏ chạy. Và Giô sép đã làm một việc đúng. Phao lô cũng khuyên người con
nuôi trẻ tuổi của Ông là Ti mô thê rằng: “….
hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ,” (2
Ti mô thê 2:22).
Sự suy nghĩ trong tâm lòng hướng dẫn hành động bên ngoài của người đó.
Có nhiều lúc chúng ta phải có ý chí mạnh mẽ để chạy khỏi sự cám dỗ của tội lỗi.
Thật ra trên đời nầy ma quỷ dùng nhiều thứ đam mê khác nữa, để cám dỗ chúng ta
như ham vật chất, ham vui trong tụy lạc, đam mê những điều không đẹp lòng Chúa.
Mỗi chúng ta nhờ Chúa làm chủ tấm lòng của chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng: “Người
nào chẳng cai trị được lòng mình, khác nào một cái thành hư nát.” (Châm
ngôn 25: 28).
Ðời sống không bị hư nát, được phước,
khi chúng ta biết chạy xa khỏi tội lỗi và sống đẹp lòng Ðức Chúa Trời. Cầu xin
Chúa giúp đỡ mỗi chúng ta. A-men.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét