Kinh Thánh Lu-ca 23:33-34, 39-43.
33 Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên
cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên
tả.
34 Song Ðức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho
họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Ðoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của
Ngài.
39 Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc
Ngài rằng: Người không phải là Ðấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng
chúng ta nữa!
40 Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình
phạt ấy, còn chẳng sợ Ðức Chúa Trời sao?
41 Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta
chịu xứng với việc ta làm; nhưng ngươi nầy không hề làm một điều gì ác.
42 Ðoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước
mình rồi, xin nhớ lấy tôi!
43 Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi,
hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.
*****************
Ngày
7 tháng 2 năm 2009, tại Tiểu Bang Victoria có cơn cháy rừng gây cho 173 người
chết. Cả nước Úc đều thương tiếc. Ở trên đời nầy có nhiều cái chết xảy ra, có
những cái chết người ta ghi nhớ, nhưng cũng có những cái chết lại không được
người ta ghi nhớ.
Hôm
nay Chúng ta vừa nghe đọc phân đoạn Kinh Thánh ghi lại Ðức Chúa Jêsus, và hai
tên trộm cướp cũng bị đóng đinh trên thập giá. Cả ba người đều đã chết. Nhưng ý
nghĩa ba cái chết khác nhau. Xin mỗi chúng ta suy nghĩ.
Dù
cái chết là điều tất nhiên sẽ xảy ra cho tất cả mọi người đang sống. Nhưng khi
có bạn bè thân thiết chết, ai cũng đau lòng buồn bã.
Khi
nghe tin bạn mình là Dương Khuê chết, Nguyễn Khuyến đã khóc rằng: “Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng
ta.” rồi Ông kể lễ tiếp:
...“Làm sao Bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bổng, chân tay
rụng rời!”
Khi
Dương Khuê chết, Nguyễn Khuyến thấy chân tay rụng rời! Còn Chúa Jêsus chết thì sao? Mây đen u ám, “Khắp
đất đều tối tăm, mù mịt” (Mác
15:33), Tại sao vậy? Vì đây là sự ngỡ ngàng quá lớn của tạo vật: “Ðấng Tạo Hóa
của mình đã chết! Ðấng Hằng sống tại sao đã chết?” Thiên binh trên trời hỏi
nhau quyền lực nào có thể áp chế được Chúa Jesus? Họ làm sao hiểu nổi rằng
chính tình yêu của Chúa đã kéo Ngài lên thập giá, và chính là tội lỗi của loài
người là những cây đinh đóng chặc hai tay hai chân Ngài trên cây gỗ. Không hề
chống cự, Ngài đã bằng lòng xuôi tay chịu cực hình nhục nhã, và rồi Ngài đã
trúc hơi thở cuối cùng chết trên thập tự giá. Ðức Chúa Giê-xu đã chết để chết
thay cái chết của Quý vị và tôi là những người có tội, đáng lẽ chúng ta phải
chết, nhưng nhờ sự chết thay thế của Ngài, chúng ta thoát được hình phạt đời
đời!
Ôi!
cao quý thay cái chết đền tội của Chúa Cứu Thế Giê-su! Biết bao nhiêu lời ca,
tiếng hát, câu thơ, bài viết để ca tụng Ngài, để tạ ơn cái chết của Ngài. Những
tiếng chúc tụng đó không bao giờ đủ cho sự hy sinh cao chất ngất của Ngài trên
thập giá vì chúng ta.
Một lần nữa mỗi con dân của Chúa, là
những người đã hưởng được hồng ân tha thứ của Ðức Chúa Trời qua sự chết của
Chúa Cứu Thế Jêsus, nhân Lễ Thương khó hôm nay, hãy thưa với Ngài rằng: “Lạy Chúa Cứu Thế Jêsus, Ngài đã gánh hình
phạt cho con, để con khỏi bị hình phạt trong Hỏa ngục. Con cảm tạ ơn Ngài!”
Khi
“Họ đóng đinh Ðức Chúa Jêsus trên cây thập tự,... cùng hai
tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài và một tên bên tả Ngài.” (Lu ca 23: 33). Một trong hai tên đã phỉ báng Ngài
rằng: “Ngươi không phải Ðấng Christ sao? Hãy tự
cứu lấy mình đi rồi cứu chúng ta nữa.” (Lu ca 23: 39). Ðọc lại
lời nầy, Quý vị có nhận xét gì?
Chúng
ta nhận thấy người nầy không tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của y.
Chúng ta nhận thấy điều gì nữa về
tên trộm cướp nầy? Y có tội trộm cướp của người nào đó, và y bị bắt. Hơn thế
nữa, y đã ăn cơm Trời ban, uống nước của Trời cho, thở không khí của Trời cung
cấp, nhưng y không biết ơn Trời và không tôn thờ Ngài. Dù Chúa Jêsus đang giảng
về sự tha thứ tội lỗi của Ðức Chúa Trời, sự cứu rỗi của Ðức Chúa Trời, nhưng y
không chịu tin nhận Chúa.
Dù y biết rằng: “Nhân vô thập toàn.” Ai mà không có tội. Nhưng y đã không nghĩ đến việc làm sao để tội lỗi của mình được tha thứ. Y không có một lời nào để tỏ lòng năn năn về tội của mình. Sau đó, y đã chết. Như vậy người trộm cướp nầy đã chết trong tội lỗi của y. Y chết, y đã bỏ lại vợ con, tiền của, tài sản, y phải bỏ lại tất cả. Nhưng có một điều y không thể bỏ lại được. Ðó là tội lỗi của y, y phải mang theo. Kinh Thánh dạy rằng: “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần rồi chịu đoán xét.” (Hêb 9:27). Cho nên, y sẽ phải gặp Thượng Ðế là Ðấng Tạo Hóa của y để chịu Ngài đoán xét. Thượng Ðế sẽ hỏi người nầy về tội lỗi của y? Chắc chắn y không thể dấu diếm hoặc chối tội với Thượng Ðế được.
Dù y biết rằng: “Nhân vô thập toàn.” Ai mà không có tội. Nhưng y đã không nghĩ đến việc làm sao để tội lỗi của mình được tha thứ. Y không có một lời nào để tỏ lòng năn năn về tội của mình. Sau đó, y đã chết. Như vậy người trộm cướp nầy đã chết trong tội lỗi của y. Y chết, y đã bỏ lại vợ con, tiền của, tài sản, y phải bỏ lại tất cả. Nhưng có một điều y không thể bỏ lại được. Ðó là tội lỗi của y, y phải mang theo. Kinh Thánh dạy rằng: “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần rồi chịu đoán xét.” (Hêb 9:27). Cho nên, y sẽ phải gặp Thượng Ðế là Ðấng Tạo Hóa của y để chịu Ngài đoán xét. Thượng Ðế sẽ hỏi người nầy về tội lỗi của y? Chắc chắn y không thể dấu diếm hoặc chối tội với Thượng Ðế được.
Cách
đây ít lâu, có một tên cướp Ngân hàng. Y dùng súng uy hiếp nhân viên và lấy
được một số tiền. Y bị theo dõi, bị bắt và bị truy tố ra tòa. Nhưng y nhất định
chối rằng y không phải là thủ phạm. Tòa cho chiếu lại đoạn Video quay lại cảnh
y thực hiện vụ cướp rõ ràng. Y nhận tội vì không thể chối cãi nữa. Tội nhơn
không thể chối cãi với Quan Tòa, dù Quan Tòa chỉ là loài người, thì làm sao tội
nhơn có thể chối cãi được với Ðấng Tạo Hóa là Ông Trời. Cho nên Kinh Thánh nói
về ngày phán xét rằng: “Miệng nào cũng
phải ngậm lại.... nhận tội trước mặt Ðức Chúa Trời.” (Rô ma
3:19). Như vậy số phận của tên trộm cướp không chịu ăn năn sẽ ra sao? Kinh Thánh cho biết những người chết trong
tội lỗi, thì phần của họ sẽ “ở trong hồ có
lửa … cháy bừng bừng: Ðó là sự chết thứ hai.” (Khải huyền 21:8).
Kinh
Thánh ghi tiếp: “Nhưng tên kia trách nó rằng: ‘Ngươi cũng
chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Ðức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là
sự công bình, vì hình ta chịu xứng với tội ta làm; nhưng người nầy không hề làm
một điều gì ác.’ Ðoạn lại nói rằng: ‘Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình
rồi, xin nhớ lấy tôi.’ Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Quả thật, ta nói cùng ngươi,
hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong Nước Thiên Ðàng.’” (Lu
23:40-43).
Suy
nghĩ về người trộm cướp nầy chúng ta thấy y có những điều sau:
1.-
Y có nghĩ đến việc kính sợ Ðức Chúa Trời.
Y
cũng đã phạm tội như mọi người khác đã phạm tội. Y phạm tội trộm cướp. Còn
nhiều người khác thì phạm một hay nhiều tội khác, có thể kể ra như: “không
công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; giết người, dối trá, hay mách, gièm chê,
chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, không vâng lời cha mẹ; trái
lời giao ước, không có lòng thương xót.” (Rô
1:29-31), “gian dâm, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, ghen ghét, buồn giận, cãi
lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống
như vậy.” (Gal 5:19-21). Tên trộm cướp nầy không tốt, nhưng khi
nghĩ đến sự chết, nghĩa là biết mình sắp gặp Ðấng Tạo Hóa thì y biết sợ. Kinh
Thánh có dạy một điều rất quý báu là: “Kính sợ Ðức Giê
hô va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; sự nhìn biết Ðấng Thánh, đó là sự thông
sáng.” (Châm ngôn 9:10). Khi
gặp Ðức Chúa Jêsus, người trộm cướp nầy nhớ lại tội lỗi mình và biết kính sợ
Ðức Chúa Trời nên người nầy đã trở thành một người khôn ngoan. Người đời thường sợ cái chuyện: “Khôn
ba năm, dại một giờ.” Nhưng người trộm cướp nầy lại được một điều ngược
lại là: “Dại ba năm, khôn đúng lúc.”
2.-
Nhận biết mình là người có tội.
Người
nầy rất khôn ngoan như thế nào? Ðó là người nầy biết xưng tội mình. Người nầy
đã nói: “Hình ta chịu xứng với tội ta làm.” Xưng tội trước mặt Chúa Giê xu là một việc
làm rất cần thiết và rất là khôn ngoan. Vì lời Chúa dạy rằng: “Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công
bình để tha tội cho chúng ta.” (I Giăng. 1:9).
3.-
Cầu xin Chúa Cứu Thế nhớ đến y.
Sau
khi xưng tội mình, người trộm cướp nầy cầu xin Chúa Jêsus rằng: “Hỡi Chúa Jêsus, khi Ngài đến trong Nước mình rồi, xin nhớ
lấy tôi.” (Lu ca 23:42). Nghĩa là người nầy cầu xin tấm lòng
thương xót của Chúa Jêsus.
Kính
thưa Quý vị, cuộc
đời chúng ta không có điều gì lớn hơn và cũng không có điều gì quan trọng cho
bằng việc linh hồn chúng ta được cứu rỗi, để được sống với Ðức
Chúa Giê-xu và thoát khỏi hình phạt ở Hỏa ngục đời đời. Muốn được
như vậy chúng ta phải biết nguyên tắc để được cứu rằng “chúng ta chỉ được cứu bởi sự thương xót của Ðức Chúa Trời mà thôi, chớ
không phải nhờ cậy vào công đức của chúng ta.” Thật vậy, Kinh Thánh đã dạy
rằng: “Nhờ ân sủng và bởi đức tin mà anh em được
cứu,... Ðược cứu rỗi chẳng phải việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.”
(Êphêsô 2:8,9). Ðây là công thức cứu rỗi. Cứu rỗi gồm có ân sủng của Chúa và niềm tin của chúng ta.
Giống như đây là công thức của cơm. Cơm gồm có gạo cộng với nước. Nếu ai nói: Tôi
giàu có lắm, tôi có thịt bò, bắp cải, bột ngọt, tôm hùm, bào ngư… toàn là thứ ø
mắt tiền, rồi tôi đem nấu với gạo thì cái nồi nầy nhất định không phải là nồi
cơm.
Cũng
vậy, nếu chúng ta dựa vào công đức của mình, dựa vào tiền bố thí, dựa vào sự
khổ tu, ép xác, ăn chay, làm lành lánh dữ, những điều nầy dù tốt, nhưng không
đúng vào công thức cứu rỗi của Ðức Chúa Trời đặt ra cho nên không có được sự
cứu rỗi.
Qua
lời khẩn cầu của người trộm cướp, Ðức Chúa Jêsus đã bằng lòng cứu y. Chúa phán:
“Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong Thiên Quốc vinh
hiển.” (Lu ca 23:43).
K.
Bài học hôm nay là:
1.- Chúa Jêsus yêu chúng ta đến nỗi
bằng lòng gánh hết tội lỗi của chúng ta. Vì vậy, Ngài đã phải chịu chết thay
cho chúng ta, để chúng ta được tha thứ và được sống vĩnh phúc trong Nước vinh
hiển của Ngài. Cảm tạ ơn Chúa.
2.- Người trộm cướp thứ nhất không chịu
ăn năn, y đã chết trong tội lỗi của y, và số phận của y là phải chịu "hình
phạt hư mất đời đời" (2 Têsalônica 1:9) nơi Hỏa ngục.
3.- Người trộm cướp thứ hai biết kính
sợ Chúa, biết xưng tội với Chúa và biết cầu xin sự thương xót của Ngài, nên y
được Chúa tha thứ và được Chúa cứu.
Kính
thưa Quý vị, nhơn vô thập toàn. Trước mặt Thượng Ðế thánh khiết, mỗi chúng ta
đều là người có tội. Chúng ta nên để yên như vậy để rồi chúng ta chết trong tội
lỗi của mình, hay chúng ta nên cầu xin Chúa Jêsus tha thứ tội cho chúng ta để
chúng ta được cứu rỗi và sống vĩnh phúc trong Vương Quốc của Ngài?
Chúa
Jêsus sẵn sàng tha thứ cho Quý vị ngay giờ nầy. Chính Ngài phán rằng: “Kẻ nào đến cùng ta, ta không bỏ ra ngoài đâu!”
(Gi. 6:37). Quý vị có ai là người muốn
đến với Chúa Jêsus để cầu xin sự tha thứ của Ngài không? Xin hãy khẩn nguyện
với Ðức Chúa Giê su rằng: Kính lạy Ðức Chúa Giê su, con có tội, con xin Ngài
tha thứ cho con. Con cám ơn Ngài. A-men.
Rất hay đói với người có ánh sáng lời chúa còn người tăm tối khi có ánh sáng lời AMEN.
Trả lờiXóa