Mỗi năm chúng ta đều có dịp họp nhau lại để thờ phượng Ðức Chúa Giê su và kỷ niệm LễThương khó của Ngài. Cách đây hơn 2000 năm, Ngài đã chịu chết khổ hình trên thập tự giá. Vào thời đó, Ðế quốc La mã cai trị dân Y sơ ra ên. Cho nên các người Pha ri si và các thầy thông giáo muốn giết Ðức Chúa Giê su, họ phải xin lịnh của quan Tổng Ðốc Phi lát. Sau khi xét xử Chúa Giê su, Phi lát tuyên bố rằng: “Ta không tìm thấy người có tội lỗi chi.” (Giăng 19:4). Nhưng bọn họ la lên rằng: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!”(Giăng 19:6).
Phi lát “khiến đánh đòn Ðức Chúa Giê su, và giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.” (Mathiơ 27:26). Bọn lính La mã dùng dây da có những móc sắt nhỏ làm roi đánh Chúa Giê su, cho nên những móc sắt nhỏ đó xé thịt xé da làm cho máu tươm ra nơi những lằn roi trên thân thể của Ngài. Ðánh nhiều rồi, họ đan cái mão gai nhọn, đội cho Ngài. “Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vả Ngài.” (Mathio 26:67), và nhạo báng Ngài rằng: “Lạy Vua dân Giu đa.” Rồi họ dẫn Ngài đi đến đồi Gô gô tha để đóng đinh Ngài.
Ði đến một nơi gọi chỗ cái Sọ, bọn lính đóng đinh hai tay và hai chân của Ðức Chúa Giê su vào cây thập tự giá, rồi chúng dựng cây thập giá đứng lên, cây thập tự ngã nghiêng trước khi đứng thẳng, chúng ta thử tưởng tượng xem Chúa Giê su lúc đó bị đau đớn đến mức độ nào? Khi cậy thập tự được dựng lên xong, thân hình Ðức ChúaGiê su bị treo chơ vơ trên đỉnh đồi Gô gô tha.
Thời đó, bị đóng đinh trên thập giá là một hình phạt chỉ để dành cho hạng người làm loạn, lừa thầy phản bạn, cướp của giết người, cho nên mọi người đi qua, đi lại khinh bỉ nói những lời gièm chê nguyền rủa. Hình phạt nầy là khổ hình vì người bị đóng đinh muốn chết cũng không chết được, xoay qua đau đớn, xoay lại đớn đau, nhưng không chết, hơi thở mệt nhọc, đứt khoảng nặng nề, phải đợi cho những vết thương máu chảy ra thật nhiều, không còn máu trong thân thể, rồi mới chết. Khi đã bị quân lính đóng đinh vào thập giá, dù đau đớn tột cùng, Chúa Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ.” (Luca 23:34).
Tiếng “Cha”nói lên tình Cha-Con thắm thiết. Ðức Chúa Giê-su là Ðấng hoàn toàn thánh thiện,cho đến nỗi Ðức Chúa Cha đã nói về Ngài rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹplòng ta mọi đàng.” (Ma thi ơ 3:17). Thế mà bây giờ kẻ thì đánh đập, kẻthì mắng nhiếc, kẻ thì nhục mạ, kẻ thì nhổ vào mặt Ngài, và thân Ngài bị treo Ngài lên thập tự giá khổ hình, đau thương!
Nhìn cảnh đau thương nầy, chúng ta nhớ lại bà Gióp đã nói với Ông trong cảnh khổ rằng: “Ủa? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Ðức Chúa Trời, và chết đi!” (Gióp 2:9). Ý bà Gióp nói rằng chịu cảnh nầy mà Ông còn thờ phượng Ðức Chúa Trời sao? Hãy nói xấu Ngài, rồi đừng theo Ngài nữa, hãy từ bỏ Ngài! Và “chết đi!”
Thưa Quý vị, làm con dân của Chúa, khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, Quý vị vẫn bền đổ theo Chúa, hay Quý vị trách móc Chúa, rồi không thờ phượng Ngài nữa? Xin nhớ Bà Gióp nói: “phỉ báng Ngài, từ bỏ Ngài sau đó được gì? Chỉ là ‘chết đi’ mà thôi, chẳng được ích lợi gì cả.” Ông Gióp khôn ngoan, nên Ông nói rằng: "DẫuChúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài." (Gióp 13:15).
Ðức Chúa Giê su cho chúng ta tấm gương tốt là dù cảnh đời quá đau thương đi nữa Ngài vẫn yêu mến Ðức Chúa Trời. Vì Ngài biết là dù hoàn cảnh có đổi thay, nhưngÐức Chúa Trời không hề thay đổi. Ðức Chúa Trời vẫn giữ lời hứa rằng: “Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi.” (Gieremi 31:3). Xin nhớ dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, Ðức Chúa Trời vẫn yêu thương chúng ta. “LạyCha, xin tha cho họ.” “Họ” là ai đây? “Họ” là những người Phari si, những thầy tế lễ, là Phi Lát, là những kẻ hô to: “đóng đinh hắn trên thập tự giá,”những kẻ đánh đập, nhục mạ Ngài, chửi bới Ngài và những kẻ cầm búa, cầm đinhđóng vào hai tay, hai chân Ngài. Nghĩa là những kẻ ghét Ngài, những kẻ giết Ngài cách đau thương!
Chúng ta nên theo gương Chúa tha thứ cho những người không tốt với chúng ta và cầu nguyện cho họ. Như vậy mới đẹplòng Chúa.
Khi đóng đinh Ðức Chúa Giê su trên thập giá, người ta cũng đóng đinh hai tên trộm cướp bên phải và bên trái của Ngài.
Một tên bị đóng đinh đau đớn quá không biết trách móc ai, nó quay lại mắc mỏ với Chúa Jêsus rằng: Ngươi là Ðấng Christ thì “hãy tự cứu lấy mình đi rồi cứu chúng ta với.”(Luca 23:39). Nhưng tên kia nói với nó rằng: Tội chúng ta làm, xứng với hình chúng ta chịu. ‘Ngươi chẳng sợ Ðức Chúa Trời sao?’ (Luca 23:39). Còn người nầy không làm điều ác gì. Và nó thưa cùng Ðức Chúa Giê-su rằng: “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” (Lu ca 23:42).Ðức Chúa Giê su phán cùng người rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Paradi.” (Lu ca 23:43).
Ðây là lời phán của Ðấng Cứu Thế. Ngài sẵn sàng tha tội và ban sự cứu rỗi cho bất cứ ai tin nhận Ngài. Thưa quý vị, ngoài Ngài ra, quý vị không thể tìm ra một Giáo Chủ nào có quyền nói với quý vị là sau khi qua đời linh hồn quý vị sẽ về đâu, vì chính các vị Giáo chủ cũng không biết linh hồn mình về đâu? Chỉ có Ðức Chúa Giê su mới có thẩm quyền cứu qúy vị. Vì vậy mà Kinh Thánh nói về Ngài rằng: “Chẳngcó sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Công vụ 4:12). Hãy cầu xin với Ðức Chúa Giê su tin nhận Ngài, khi Quý vị qua đời Ngài sẽ dẫn đưa linh hồn Quý vị bình an vào nước Ðức Chúa Trời.
Bọn lính đóng đinh Chúa Giê su vào khoảng 9 giờ sáng. Tại đó ánh nắng chói chang của vùng Trung Ðông càng về trưa sức nóng trên đồi Gô gô tha càng thêm gay gắt. Những vết thương của Chúa Jêsus càng lúc chảy máu ra càng nhiều. Ngài khát nước quá chừng, nhưng không có một thấm ướt môi. Ước chừng lúc 3 giờ chiều, biết mình sắp chết, Ðức Chúa Giê su cầu nguyện rằng: “Hỡi Cha, con giao linh hồn lại trong tay Cha! Vừa nói xong thì Ngài tắt hơi.” (Luca 23:46).
Khi sống, Ðức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để sống. Ðó là: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Ðức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.” (Ma thiơ 6:33). Bây giờ trước khi chết, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để chết. Nguyên tắc đó là “giao linh hồn lại trong tay Cha!” Cha là Ðấng Toàn năng gìn giữ linh hồn của chúng ta được an toàn phước hạnh. Quý vị có chuẩn bị phương cách để sẵn sàng giao linh hồn trong tay yêuthương của Cha chưa? Muốn có điều nầy, chỉ có một cách thôi, đó là chúng ta phải tin nhận Ðức Chúa Giê su là Ðấng đã quả quyết rằng: "Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha." (Giăng 14:6). Xin mỗi chúng ta suy nghĩ, nếu ngày qua đời linh hồn của mình không được nằm trong vòng tay nhơn từ của Ðức Chúa Trời thì sẽ nằm vào vòng tay ai?
Bây giờ xin mời Quý vị nhìn lại cái chết của Ðức Chúa Giê su. Ðây không phải cái chết bình thường. Mão gai làm cho máu quanh đầu Ngài tuông chảy, vì đầu óc chúng ta có toan tính những điều tội lỗi. Hai tay, hai chân Ngài bị đóng đinh, máu ra không ngớt vì hai bàn tay chúng ta làm những tội ác và hai bàn chân chúng ta đi trong những con đường lầm lạc. Những lằn roi trên thân thể Ngài hằn sâu oằn oại máu đào vì thân thể chúng ta dự vào những nơi truy hoan bất khiết. Ðức Chúa Giê su thật sự đã lãnh cái chết nhục nhã và đau thương để đền tội cho chúng ta. Tại sao vậy? Vì Ðức Chúa Trời là Ðấng Thánh khiết, Ngài không chịu được tội lỗi. Tội lỗi phải ở dưới cơn thạnh nộ của Ngài. Vì vậy khi Ðức Chúa Giê su "gánhtội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ" (1 Phi e rơ2:24), thì Chúa Giê su phải chịu trả giá bằng cái chết vô cùng nhục nhã và tột cùng đớn đau! Như Kinh Thánh Hê bơ rơ nói rằng: "Sa vào tay Ðức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếpthay!" (Heboro 10:31). Vì "Ðức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt." (Heboro 12:29). Nếu chúng ta không được Ðức Chúa Giê su gánh thay hình phạt thì số phận con người tội lỗi của mỗi chúng ta sẽ ra sao?
Có câu hỏi đặt ra là: Tại sao Ðức Chúa Giê su bằng lòng chịu hình phạt thay cho chúng ta cách nhục nhã đớn đau như vậy? Tại vì Ngài yêu thương chúng ta. Chẳng những Chúa Giê su bằng lòng, mà Ngài còn thỏa lòng. Như Kinh Thánh chép về Ngài rằng:“vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục.”(Hê bơ rơ 12:12). Vì Ngài “thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn.” (E-sai 53:11). Ðức Chúa Giê su thỏa mãn, vui mừng vì nhìn thấy kết quả của sự khốn khổ của Ngài đưa đến con số hằng tỉ người được cứu khỏi bị hình phạt trong Hồ Lửa đời đời, trong đó có quý vị và tôi. Ngài vui mừng! Quý vị có thấy cảm tạ ơn Chúa Giê su không?
Ðức Chúa Giê su vốn là Ðấng vô tội. Ngài đã hy sinh chịu chết để cứu tội nhân hoàn tất cách trọn vẹn rồi, ba ngày sau, Ðức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài không phải là một Giáo Chủ chết luôn. Nhưng Ngài là Chúa Cứu Thế Hằng Sống của nhân loại. Vì vậy trong Ngài, con dân Chúa dù có qua đời thì sẽ được phước lớn lao là chính Ngài sẽ ban cho sự “sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:40).
Thưa Quý vị, nhân vô thập toàn, cuộc đời ai cũng có ít nhiều tội lỗi. Vì yêu chúngta, Ðức Chúa Giê su đã bằng lòng chịu chết khổ hình gánh thay hình phạt cho chúng ta. Ðức Chúa Trời bằng lòng làm cho “… tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người.” (Ê sai 53:6).
Bây giờ chúng tôi xin mời gọi quý vị chấp nhận tình yêu của Chúa Giê su để tội lỗi được tha và linh hồn được cứu. Ðức Chúa Trời không đòi công đức gì của quý vị. Quý vịhãy thưa với Ngài rằng: “Lạy Ðức Chúa Trờicon có tội với Ngài. Nay con xin nhận Ðức Chúa Giê su đã chết thay cho tội lỗi của con, Ngài là Cứu Chúa của con. Xin Chúa tha thứ tội cho con. Con cầu xin trong Danh Ðức Chúa Giê su. A-men."
Cầu xin Chúa ban phước và ban bình an cho quý vị. A-men.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét